Lợn
rừng là giống lợn lông đen, mõm dài, khi trưởng thành trọng lượng
khoảng 30 - 40 kg, thường nuôi thả rông. Khi lợn được sinh ra, đàn con
lại tiếp tục đi rông theo mẹ, tự tìm kiếm thức ăn là chính. Lợn chịu sự
đào thải khắc nghiệt của tự nhiên, nên con nào tồn tại đều chắc, khỏe,
thịt chắc, thơm ngon, nhiều chất dinh dưỡng.
Thịt
lợn rừng có da khá dày và cứng, lớp thịt nạc gần như gắn liền vào da
bằng một lớp màng mỏng do lớp mỡ ở giữa cực ít hoặc không có. Da của lợn
rừng sần sùi chứ không bóng như da của lợn nhà. Ở lỗ chân lông của lợn
rừng thường có ba sợi lông mọc chụm vào một chỗ. Thịt lợn rừng có màu
nhạt hơn chứ không đỏ như thịt lợn nhà và có mùi hôi khá đặc trưng. Lợn
rừng chuẩn được nuôi thả rong, tức là người dân chỉ cho ăn rau, ngô,
khoai, sắn… vào buổi sáng, còn ban ngày chúng tự tìm kiếm thức ăn trên
đồi. Vì đặc điểm này nên thịt lợn rừng rất ngọt và thơm so với thịt lợn
nuôi.