Sự sinh sản của heo rừng

Muốn heo rừng lai sinh sản tốt thì ta phải chăm sóc chúng kỹ hơn trong thời kỳ sinh sản, việc chăm sóc kỹ hơn mà chúng tôi muốn nói ở đây là phải cho chúng ăn uống no đủ bằng việc bổ sung thêm dinh dưỡng trong khậu phần ăn hàng ngày cho chúng. Như chúng ta đã biết nếu heo cái sung mãn thì tử noãn mới phát triển điều hòa, mỗi kỳ động dục sẽ có nhiều trứng rụng dẫn đến lứa đẻ được nhiều con (từ 6-7 con trở lên). Ngược lại nếu heo cái ốm yếu thì kỳ động dục số tử noãn rụng xuống tử cung ít thì lứa đẻ đó sẽ đẻ it con (có thể 1-2 con).

Còn heo rừng đực nếu các bạn nuôi cho ăn thất thường dẫn đến sức yếu thì tinh dịch sẽ chứa ít tinh trùng hoặc tinh trùng yếu dẫn đến việc phối giống không đậu thai.

Lưu ý là chúng ta không nên để cho heo rừng đực và heo rừng cái trở nên mập ú vì nó sẽ ảnh hưởng đến việc phối giống, nếu heo đực thì chậm chạp lười biếng còn heo cái thì đến kỳ động dục mà mập ú dẫn tới trứng sẽ bị mỡ bao bọc nên rụng xuống tử cung không nhiều, dẫn đến đẻ ít con .

Tuổi động dục của heo rừng lai khi ta nuôi nhốt thường đến chậm hơn một vài tháng, tuy nhiên không ai lại cho heo phối ngay từ đầu mà đợi đến khi heo cái đủ già dặn thì mới cho sinh sản.Chu kỳ động dục của heo rừng khoảng 21 ngày,thời gian động dục kéo dài 3 đến 5 ngày,nhưng phải biết canh sao cho đúng lúc để phối giống có hiệu quả.

Triệu chứng heo rừng lai sắp đẻ:thời gian heo rừng lai mang thai khoang 115 ngày nếu trồi sụt vài ngày cũng bình thường thôi.

Triệu chứng của heo sắp đẻ .Trước đó vài ngày âm hộ của heo sưng mọng đỏ lên

Khoảng một vài ngày trước khi đẻ, bầu vú heo căng lớn và bắt đầu có sửa non .

Heo tỏ ra mệt mỏi thường nằm, thỉnh thoảng lại đi tới đi lui.

Cơn đau bụng càng tăng heo bắt đầu ủi phá máng ăn máng uống hất tung thức ăn còn thừa .

Chăm sóc heo lai sau khi sinh con

Nếu trong suốt thời gian mang thai mà được nuôi cận thận, ăn uống đủ dinh dưỡng, lại không vướng phải một bệnh tật gì thì đa số heo con sau khi sinh đều khỏe mạnh.

Phương pháp chọn heo rừng lai giữ lại làm giống
Chọn giống là việc lựa chọn và giữ làm giống những con đạt tiêu chuẩn về phẩm chất giống.

Chọn giống được thực hiện thông qua quan sát ngoại hình, xem xét các số liệu ghi chép qua theo dõi về sinh trưởng, sinh sản của cá thể, của cha mẹ anh chị em để quyết định chọn giữ lại những cá thể phù hợp để nuôi thịt hay làm nái, nọc giống.

Chọn heo sinh sản nên chọn những con có tính tình hiền lành, khỏe mạnh, đầu thanh, ngực sâu, lưng thẳng, bụng to vừa phải, hông rộng, lông mịn, bốn chân chắc khoẻ, bộ phận sinh dục phát triển, không mắc bệnh truyền nhiễm hay ký sinh trùng. Hình dáng bên ngoài và sự cấu tạo cơ thể phù hợp với đặc điểm giống và mục đích sinh sản. Nếu có điều kiện nên chọn lọc qua đời trước (dòng, giống bố mẹ, ông bà) về ngoại hình, khả năng thích nghi, khả năng sản xuất,…. Tuy nhiên, muốn chọn lọc được giống tốt phải theo dõi, lập sổ lý lịch, gắn số tai (nếu có thể) hoặc lập phiếu cá thể gắn trên chuồng để theo dõi năng suất cá thể.

Chọn heo đực giống

Chọn và mua về lúc 6 tháng tuổi
Bắt đầu khai thác khi đạt 7 – 8 tháng tuổi
Phải mang những đặc điểm giống tốt đặc trưng cho loài: Đầu thanh, mặt dài, lưng thẳng, bụng thon không sệ, 4 chân cao, thẳng và vững chắc, lông bờm dựng đứng chạy dài từ cổ tới lưng, tinh hoàn lộ rõ, to và cân đối, độ đàn hồi tốt, số con đẻ ra có tỷ lệ nuôi sống cao, mang tính “hoang dã”, dữ tợn.

Tỉ lệ heo cái/ đực là 5: 1 đối với đực trưởng thành và 3: 1 đối với đực dưới 1 năm tuổi.

Chọn heo cái giống
Cái hậu bị mua lúc 4 – 6 tháng tuổi. Từ đàn cái hậu bị này sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá, chọn lọc giữ lại làm nái sinh sản.

Chọn lọc nái sinh sản không có khuyết tật, để không ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và nuôi con. Cần quan tâm tới 3 bộ phận: cơ quan sinh dục, vú và khung xương. Thông thường, nái được chọn cần đạt được những yêu cầu tối thiểu như sau: toàn đàn hậu bị có cơ quan sinh dục phát triển bình thường cả về hình thể và hoạt động, khung xương và 4 chân chắc, khỏe, nhanh nhẹn và linh hoạt, số con đẻ ra/ lứa cao, heo mẹ không ăn con và có số vú đủ để nuôi đàn con đông, thông thường heo rừng lai có 5 đôi vú xếp đồng đều mỗi bên, những nái có vú cong vênh, khô hoặc kẹ sẽ không được chọn.

*Theo khuyennongtphcm.com

Chăm sóc lợn nái khi mang thai

Việc chăm sóc lợn nái khi mang thai rất quan trọng đến tỷ lệ sinh thành công. Khi nái có dấu hiệu động dục, cần cho nái phối ít nhất là 2 lần. Sau khi phối 21 ngày không thấy nái động dục trở lại thì nái đã mang thai. Thời gian mang trung bình là 114 ngày. Thời kỳ mang thai có thể chia ra làm 3 giai đoạn như sau:
lon-rung-15
Giai đoạn chửa kỳ 1: Từ ngày 1 đến ngày thứ 84
Thời kỳ này phôi và thai còn nhỏ, sử dụng ít chất trong máu của mẹ, dưỡng chất còn lại nái dùng để dự trữ tạo sữa sau này. Vì vậy, trong giai đoạn này cần phải cung cấp đầy đủ thức ăn và dưỡng chất cho nái (không thừa, không thiếu):
- Thiếu dinh dưỡng sẽ có hiện tượng tiêu phôi, một số ít thai sống được, còn nhiều thai bị khô.
- Thừa chất dinh dưỡng sẽ làm nái béo, thừa mỡ mà phôi lại bị tiêu.
Vì vậy phải định lượng cho giai đoạn này, khẩu phần ăn khoảng 1,8 – 2kg thức ăn/ngày.
2. Giai đoạn chửa kỳ 2 : 85 ngày – 110 ngày
Đây là thời kỳ thai đã lớn và sử dụng nhiều dưỡng chất trong máu mẹ để phát triển.
Thời kỳ này cần cho nái vận động để có hệ cơ tốt, chân khỏe, khung xương chậu nở rộng, nên cho nái khu vườn vận động tự do vào ban ngày, tiếp xúc với môi trường tự nhiên, để tăng sức đề kháng bệnh và nhờ đó gia tăng hàm lượng kháng thể chống bệnh cho lợn con trong sữa đầu.
Ban đêm cho nái vào chuồng.Chuồng trại phải khô ráo, tránh mưa, gió lùa. Vệ sinh chuồng đẻ thường xuyên.
Cần theo dõi kỹ bộ vú và bộ phận sinh dục.
Khẩu phần ăn tương đương giai đoạn 1.
3. Giai đoạn chửa kỳ 3: 110 – đến khi sinh
Lúc này nái sắp đẻ nên chuyển nái đến chuồng đẻ. Khu chuồng đẻ cần phải kín gió, phải vệ sinh trước đó và chuẩn bị rơm cho nái làm ổ đẻ con.
Lợn rừng tự đẻ, không cần đỡ. Tuy nhiên, để cẩn thận, người chăn nuôi cần để ý gần đẻ, nái thường bỏ ăn, mặt có vẻ căng thẳng, cắn chuồng và có động thái kiếm rơm, cỏ cây để tự làm ổ. Khi lợn đẻ, cần có mặt để hỗ trợ nếu cần thiết. Trung bình thời gian sinh giữa 2 lợn con là 10-15 phút.
Khẩu phần ăn của lợn trong giai đoạn này cân giảm dần cho đến lúc nái đẻ: 2,5kg – 2kg – 1,5kg – 1kg – 0,5kg – 0. Việc giảm khẩu phần ăn cho nái khi gần đến ngày sinh, giúp cho bào thai không bị chèn ép và tạo stress làm cho nái tăng tiết hoocmon, làm nái dễ đẻ.

Sự sinh sản của heo rừng

Muốn heo rừng lai sinh sản tốt thì ta phải chăm sóc chúng kỹ hơn trong thời kỳ sinh sản, việc chăm sóc kỹ hơn mà chúng tôi muốn nói ở đây là phải cho chúng ăn uống no đủ bằng việc bổ sung thêm dinh dưỡng trong khậu phần ăn hàng ngày cho chúng. Như chúng ta đã biết nếu heo cái sung mãn thì tử noãn mới phát triển điều hòa, mỗi kỳ động dục sẽ có nhiều trứng rụng dẫn đến lứa đẻ được nhiều con (từ 6-7 con trở lên). Ngược lại nếu heo cái ốm yếu thì kỳ động dục số tử noãn rụng xuống tử cung ít thì lứa đẻ đó sẽ đẻ it con (có thể 1-2 con).
Còn heo rừng đực nếu các bạn nuôi cho ăn thất thường dẫn đến sức yếu thì tinh dịch sẽ chứa ít tinh trùng hoặc tinh trùng yếu dẫn đến việc phối giống không đậu thai.

Lưu ý là chúng ta không nên để cho heo rừng đực và heo rừng cái trở nên mập ú vì nó sẽ ảnh hưởng đến việc phối giống, nếu heo đực thì chậm chạp lười biếng còn heo cái thì đến kỳ động dục mà mập ú dẫn tới trứng sẽ bị mỡ bao bọc nên rụng xuống tử cung không nhiều, dẫn đến đẻ ít con .
Tuổi động dục của heo rừng lai khi ta nuôi nhốt thường đến chậm hơn một vài tháng, tuy nhiên không ai lại cho heo phối ngay từ đầu mà đợi đến khi heo cái đủ già dặn thì mới cho sinh sản.Chu kỳ động dục của heo rừng khoảng 21 ngày,thời gian động dục kéo dài 3 đến 5 ngày,nhưng phải biết canh sao cho đúng lúc để phối giống có hiệu quả.
Triệu chứng heo rừng lai sắp đẻ:thời gian heo rừng lai mang thai khoang 115 ngày nếu trồi sụt vài ngày cũng bình thường thôi.
Triệu chứng của heo sắp đẻ .Trước đó vài ngày âm hộ của heo sưng mọng đỏ lên
Khoảng một vài ngày trước khi đẻ, bầu vú heo căng lớn và bắt đầu có sửa non .
Heo tỏ ra mệt mỏi thường nằm, thỉnh thoảng lại đi tới đi lui.
Cơn đau bụng càng tăng heo bắt đầu ủi phá máng ăn máng uống hất tung thức ăn còn thừa .
Chăm sóc heo lai sau khi sinh con
Nếu trong suốt thời gian mang thai mà được nuôi cận thận, ăn uống đủ dinh dưỡng, lại không vướng phải một bệnh tật gì thì đa số heo con sau khi sinh đều khỏe mạnh.
Phương pháp chọn heo rừng lai giữ lại làm giống
Chọn giống là việc lựa chọn và giữ làm giống những con đạt tiêu chuẩn về phẩm chất giống.
Chọn giống được thực hiện thông qua quan sát ngoại hình, xem xét các số liệu ghi chép qua theo dõi về sinh trưởng, sinh sản của cá thể, của cha mẹ anh chị em để quyết định chọn giữ lại những cá thể phù hợp để nuôi thịt hay làm nái, nọc giống.
Chọn heo sinh sản nên chọn những con có tính tình hiền lành, khỏe mạnh, đầu thanh, ngực sâu, lưng thẳng, bụng to vừa phải, hông rộng, lông mịn, bốn chân chắc khoẻ, bộ phận sinh dục phát triển, không mắc bệnh truyền nhiễm hay ký sinh trùng. Hình dáng bên ngoài và sự cấu tạo cơ thể phù hợp với đặc điểm giống và mục đích sinh sản. Nếu có điều kiện nên chọn lọc qua đời trước (dòng, giống bố mẹ, ông bà) về ngoại hình, khả năng thích nghi, khả năng sản xuất,…. Tuy nhiên, muốn chọn lọc được giống tốt phải theo dõi, lập sổ lý lịch, gắn số tai (nếu có thể) hoặc lập phiếu cá thể gắn trên chuồng để theo dõi năng suất cá thể.
Chọn heo đực giống
Chọn và mua về lúc 6 tháng tuổi
Bắt đầu khai thác khi đạt 7 – 8 tháng tuổi
Phải mang những đặc điểm giống tốt đặc trưng cho loài: Đầu thanh, mặt dài, lưng thẳng, bụng thon không sệ, 4 chân cao, thẳng và vững chắc, lông bờm dựng đứng chạy dài từ cổ tới lưng, tinh hoàn lộ rõ, to và cân đối, độ đàn hồi tốt, số con đẻ ra có tỷ lệ nuôi sống cao, mang tính “hoang dã”, dữ tợn.
Tỉ lệ heo cái/ đực là 5: 1 đối với đực trưởng thành và 3: 1 đối với đực dưới 1 năm tuổi.
Chọn heo cái giống
Cái hậu bị mua lúc 4 – 6 tháng tuổi. Từ đàn cái hậu bị này sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá, chọn lọc giữ lại làm nái sinh sản.
Chọn lọc nái sinh sản không có khuyết tật, để không ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và nuôi con. Cần quan tâm tới 3 bộ phận: cơ quan sinh dục, vú và khung xương. Thông thường, nái được chọn cần đạt được những yêu cầu tối thiểu như sau: toàn đàn hậu bị có cơ quan sinh dục phát triển bình thường cả về hình thể và hoạt động, khung xương và 4 chân chắc, khỏe, nhanh nhẹn và linh hoạt, số con đẻ ra/ lứa cao, heo mẹ không ăn con và có số vú đủ để nuôi đàn con đông, thông thường heo rừng lai có 5 đôi vú xếp đồng đều mỗi bên, những nái có vú cong vênh, khô hoặc kẹ sẽ không được chọn.
*Theo khuyennongtphcm.com

Thịt lợn rừng nấu nhựa mận

Trong tiết trời thu hơi se lạnh, món ăn nóng hổi làm ấm lòng, hình ảnh khói nghi ngút, hương thơm quấn quýt, vị nồng nàn của thịt lợn rừng nấu rựa mận thật là khó quên!
Nào chúng mình cùng thử làm món ăn này nhé!
Nguyên Liệu:
- 300g đầu đùi lợn rừng
- Riềng, sả, mẻ, tỏi, hành, mắm tôm, tiết lợn
- 50g đậu xanh không vỏ
- 20g tương bần
- 50ml rượu trắng
- 5g ớt hiểm xanh
- Hạt nêm, Dầu ăn
- Rau ăn kèm (lá mơ, húng quế, mùi tàu, húng lủi).
Cách thực hiện thịt lợn rừng nấu rựa mận như sau:
- Sả bóc lớp ngoài, lấy phần gốc, rửa sạch, để ráo, thái lát mỏng rồi băm nhỏ. Riềng gọt vỏ, thái lát, băm nhỏ.
- Tỏi bóc vỏ, thái lát mỏng. Hành tím bóc vỏ, băm nhỏ. Ớt hiểm xanh rửa sạch, để nguyên quả.
- Cơm mẻ lọc qua rây, bỏ xác và lấy nước.
- Huyết lợn rửa nhẹ tay dưới vòi nước nhỏ, để ráo.
- Các loại rau ăn kèm nhặt lấy lá, ngâm nước muối pha loãng trong khoảng 10 phút rồi rửa sạch, để ráo.
- Thịt đùi lợn rửa sạch, để ráo, thái miếng hìn quân cờ, ướp riềng, sả, hành tím băm, tỏi, hạt nêm, đường, tương bần, mắm tôm và rượu trắng trong vòng 20 phút cho thấm gia vị.
- Đậu xanh không vỏ ngâm nở mềm, đem hấp chín, cà mịn.
- Bắc chảo lên bếp, đun nóng 1,5 thìa súp dầu ăn, cho thịt lợn rừng đã ướp vào xào kỹ rồi vặn lửa nhỏ đun đến khi thịt chín mềm.
- Kế tiếp, cho đậu xanh, cơm mẻ, huyết lợn vào đảo nhanh tay khoảng 5 phút nửa là được.
- Dọn món thịt lợn rừng nấu nhựa mận ra tô, ăn kèm với bún tươi, tỏi thái lát, ớt hiểm xanh va các loại rau. Thưởng thức nóng.
Chúc các bạn ăn thật ngon miệng nhé!
Liên hệ đặt hàng: 0985174487

Chế biến Móng lợn rừng chiên nước mắm

Để làm móng lợn rừng chiên nước mắm các bạn làm như sau:
Nguyên liệu :
-Móng heo 500g
- Ngũ vị 1/5 m
- Hành lá
- Tỏi bằm
- Ớt
- Sàlach, cà chua
- Dầu chiên
- Gia vị
- Nước mắm 1/2 M đường 1m , bột ngọt 1/2 m tiêu xay 1/4 m
Cách làm :
Móng thịt lợn rừng cạo sạch lông , luộc trong dung dich nước , nêm 1 muỗng muối, 1 muỗng đường ,ngũ vị ,khoảng 30 phút ,sao đó vớt ra , chẻ đôi chật từng cục đem chiên vàng pha dung dich nươc mắm , đường , bột ngọt với một chén nước dùng quậy tan cho dầu vào chảo vào thơm tỏi cho dung dich nước mắm pha vào cho sôi lên gần sánh nước cho móng lợn chiên vào xóc điều cho tiếp hành lá cắt nhõ với ớt rắc lên cho có màu sắc dùng nóng trang trí sàllach cà chua chấm muối tiêu chanh yêu cầu thành phẩm móng heo màu vàng cánh gián xốt thấm đều , thơm mùi nước mắm vị hơi ngọt.
Chúc các bạn ngon miệng và thành công!
Liên hệ đặt hàng: 0985174487

Cách làm Sườn lợn rừng nướng sốt BBQ

Món sườn nướng đã rất quen thuộc với chúng ta. Hôm nay các mẹ hãy cùng thịt lợn rừng làm món sườn lợn rừng nướng để đổi vị nhé!

Nguyên liệu: ( dành cho 6 phần ăn)
- 1kg sườn lợn rừng non
- 30g mù-tạt Dijon
- 1/3 thìa cà phê đường
- 1/3 thìa cà phê tiêu hạt
- 1/6 thìa cà phê thyme
- 20g tỏi xay
- 1 quả ớt chuông đỏ
- 70g hành tây
- 350g dứa
- 20g sốt cà chua
- 20ml mật ong
- 1/6 thìa cà phê ớt bột mịn
- 35g sốt BBQ
- 10ml rượu vang trắng
- 20g bơ lạt
- 1,5 thìa cà phê nước tương
- Muối, dầu ăn.
Thực hiện:
- Sườn non xát muối, rửa sạch, chặt khúc 4-5cm
- Hành tây và ớt chuông đỏ băm nhỏ. Dứa ép lấy nước.
- Bạn cho tất cả mù tạt, đường,1/2 thìa cà phê muối, tiêu đập giập, thyme, nước dứa, tỏi xay, ớt chuông, hành tây, sốt cà chua, sốt BBQ, mật ong, ớt bột, bơ, nước tương, rượu vang, 1/3 thìa cà phê dầu ăn vào máy xay mịn, sau đó đổ ra tô để riêng.
- Ướp sườn: Bạn thoa đều hỗn hợp sốt gia vị vừa xay xong vào 2 mặt miếng sườn, để qua đêm cho thấm.
- Bạn cho sườn vào lò nướng khoảng 25 phút, ở nhiệt độ 220 độ C. Nhớ để lò nướng trước khi nướng khoảng 10 phút

Chúc các bạn và gia đình ngon miệng!

Liên hệ đặt hàng: 0985174487

Tốt cho sức khỏe với món Móng lợn rừng hầm hạt sen

Theo Ðông y: móng giò tính bình, khỏe lưng gối, lợi dịch vị, kích thích tiêu hoá, lưu thông huyết mạch, trơn da thịt, người béo lên, làm sữa dồi dào, giúp sản phụ chóng lành vết thương. Hạt sen có vị ngọt, tính bình, bổ tâm (tim), an thần, bổ tỳ (lá lách) giúp ăn ngon, ngủ tốt. Hai loại nguyên liệu trên kết hợp với nhau thành món ăn dùng cho người mới sinh ít sữa, sức khỏe yếu, có công hiệu cao. 

Nguyên liệu:

- 500g móng giò lợn rừng
- 50g hạt sen 
- mắm muối, hạt tiêu, hành hoa, rau mùi.

Cách làm:

- Chọn những chiếc móng giò không bị thâm đen, da mềm, cạo sạch lông. 

- Dùng muối chà sát vào da tẩy sạch mùi hôi rửa sạch để ráo nước, chặt to bằng bao diêm. 
- Ướp với nước mắm, muối, hạt tiêu, hành khô băm nhỏ để 10-15 phút sau đó xào qua cho ngấm gia vị, rồi đổ nước ngập thịt đun sôi, hớt bọt, hạ nhiệt độ để sôi lăn tăn cho tới chín mềm. 
- Cho hạt sen đã bóc vỏ rửa sạch vào hầm tiếp, khi chân giò dừ, hạt sen chín bở, nêm vừa mắm, muối, mỳ chính, rắc hành, mùi thái nhỏ.
- Ăn nóng.

Chúc các bạn sức khỏe và thành công

Liên hệ đặt thịt lợn rừng: 0985174487

Cách giết mổ và làm món ngon từ lợn rừng

Để thịt lợn rừng đảm bảo chất lượng tốt nhất khi mổ. Các bạn khi mổ tiến hành theo các bước sau:
 

1. Chọc tiết (trước khi chọc nhớ dùng nước rửa sạch chỗ má để khi tiết ra không bị mất vệ sinh). Nếu làm tiết canh thì pha muối hãm tiết).
2. Cạo lông.
3. Sau khi cạo lông sạch dùng nước rửa sạch sau đó sát muối (nhớ sát càng kỹ càng tốt) sau đó để ít nhất 10 phút trước khi xối nước rửa sạch. Mụch đích để đảm bảo thịt được sạch sẽ, hết mùi hôi.
4. Tiến hành thui, thui như thui chó (khi thấy da vàng sậm và đều là được.
5. Dùng nước rửa thật sạch ro bụi, sau đó dùng rẻ khô lau sao cho da lợn khô và sạch.
6. Cho nên bàn mổ tiến hành mổ. (Chú ý mổ khéo để không làm vỡ ruột hay các nội tạng khác trong bụng.
7. Sau khi moi hết nội tạng trong bụng. (Chú ý không dùng nước xối và rửa lợn nữa mà dùng rẻ khô lau sạch máu trong bụng.
8. Tiến hành lọc xương, nếu cấp đông thì đóng gói bằng túi ni lông theo trọng lượng tùy ý, buộc chặt rồi cho vào tủ đá.
9. Thịt sẽ bị mất chất rất nhiều sau mỗi lần rã đông (mất 20% giá trị). Vì vậy, chỉ khi nào ăn mới nên rã đông, nếu muốn ăn một phần thì dùng dao cắt phần đó trong tình trạng thịt đông chứ không nên rã đông rồi mới cắt.

HƯỚNG DẪN CHẾ BIẾN CÁC MÓN TỪ LỢN RỪNG

1. MÓN TIẾT CANH LỢN RỪNG
Món tiết canh lợn rừng là món thứ thiệt nhất. Không giống như tiết canh lợn nhà ta thường dùng phần xương sụn để làm nguyên liệu đánh tiết canh. Ở lợn rừng ta dùng phần da đầu và tai băm nhỏ để đánh tiết canh vì da đầu và tai lợn rừng rất giòn và mềm nên dùng để đánh tiết canh sẽ rất ngon, ngậy chỉ có ở tiết canh lợn rừng.

Nguyên liệu:
- Tiết hãm, bột ngọt, nước mắm, da đầu, tai lợn rừng, lạc rang , ngan.
Thực hiện:

- Trước tiên phải thực hiện công đoạn “hãm tiết” cho khỏi bị đông. Lợn được cắt tiết cho chảy bớt một chút đầu, hứng lấy tiết giữa vào một bát to đựng chút dung dịch hãm. Dung dịch này có thể là nước mắm pha loãng hoặc nước muối nhạt, thông thường tỷ lệ đó là 3 nước 2 mắm, dùng đũa khuấy thật nhẹ nhàng. Khi thấy tiết chảy ra đã hơi đông và sẫm màu thì phải hứng ngay tiết đó sang bát khác để sử dụng, không tiếp tục hứng vào bát nước hãm vì sẽ làm tiết bị đông.
– Làm sạch da đầu, tai lợn rừng, luộc chín vớt ra để nguội rồi băm nhỏ cho vào từng bát con hoặc đĩa dàn đều cho mịn.
– Lấy một lượng nước luộc thịt cho vào đánh tan với tiết đã được hãm, cho chút bột ngọt vừa đủ rồi rưới trực tiếp lên bề mặt nguyên liệu trong bát. Không nên di chuyển bát tiết canh đã được hãm vì có thể sẽ làm long chân tiết. “Chú ý phần nước luộc thịt không được cho thêm muối” vì nếu có sẽ làm giảm độ đông của tiết. Tiết canh đạt yêu cầu khi thành phần có màu đỏ tươi, đông đặc, có thể xắt miếng, không bị vỡ và ít nước.
– Sau khi tiết canh đông, bày vào vài lát ngan luộc thái thật mỏng và ít lạc rang giã dối nên mặt bát.

Thưởng thức:
Đem bát tiết canh ra ăn cùng với một đĩa ớt thái khoang mỏng, chút hạt tiêu giã nhuyễn, chanh cắt miếng, đĩa rau thơm sẽ là tuyệt đỉnh.

 2. MÓN LỢN RỪNG NƯỚNG RIỀNG MẺ (nướng lá móc mật):
Nguyên liệu:
– Thịt lợn rừng (ba chỉ) : 0,5 kg – dành cho 4 người ăn.
– Riềng, sả, mẻ, mắm tôm, mật ong, nước mắm, rượu trắng, hạt dổi, dầu ăn, lá móc mật.  
Thực hiện:  
– Thịt Lợn rừng thái miếng vuông 2x2cm2. Riềng xay, sả băm nhỏ.
– Ướp thịt với nước riềng, sả, mắm tôm, mẻ, mật ong, nước mắm, rượu trắng, dầu ăn, hạt dổi, lá móc mật thái chỉ trong vòng từ một đến hai tiếng.
– Xếp thịt vào vỉ nướng trên than hoa, vừa nướng vừa tưới dầu ăn hoặc mỡ cho thịt đỡ khô. - Sau khi nướng thấy miếng thịt vàng, xém cạnh là thịt đã chín tới.
 
 

 3. MÓN LỢN RỪNG NƯỚNG NGŨ VỊ:
Món heo rừng nướng ngũ vị có cách làm giống như bao món nướng khác, nhưng cái tạo sự đặc biệt chính là ở cách chọn và ướp gia vị.
Nguyên liệu:
Thịt sườn lợn rừng 300g, rượu chát đỏ 30ml, tỏi 1 củ nhỏ, hành tím 2 củ vừa, nước tương, mật ong, dầu ăn, mỗi thứ 1 muỗng canh, cam thảo 0,02g.

Thực hiện:
Thịt lợn rừng tươi lấy hết sườn và để nguyên miếng lớn. Tỏi, hành tím lột vỏ bằm nhuyễn. Trộn đều hỗn hợp gồm: rượu chát, tỏi, hành tím đã bằm nhuyễn, nước tương, cam thảo, mật ong, dầu ăn trong tô sau đó cho miếng thịt heo rừng đã lấy sườn vào ướp khoảng 10 phút và trong khi ướp phải dùng quen tre nhọn xăm đều lên miếng thịt để thịt ngấm gia vị. Sau đó vớt thịt ra cho lên vỉ nướng. Để thịt lợn nướng được mềm và ngon nên nướng trên bếp than lửa vừa phải và nướng đến khi thấy thịt chuyển sang màu vàng là được.

Thưởng thức:
Khi thịt nướng chín thái thành miếng vừa ăn bày ra đĩa, ăn kèm cùng các loại rau thơm và chấm chao hòa chút đường.
Chao: Chao là đậu phụ được làm từ đậu nành nhưng qua phương pháp ủ cho lên men, tạo thành các bánh chao mặn, béo ngậy và là nguyên liệu của nhiều món ăn hấp dẫn, nhất là các món ăn chay.

4. MÓN LỢN RỪNG NƯỚNG CHAO:
Lợn rừng nướng chao có cách nướng giống lợn nướng ngũ vị nhưng tạo thành một món khác biệt nhờ cách ướp gia vị. Món nướng này ăn kèm cùng các loại rau thơm để tăng sự hấp dẫn. Vị thơm của rau, sả, vị bùi của vừng, đậu phộng kết hợp với độ ngọt tự nhiên của thịt lợn rừng tươi ngon sẽ mang đến cho bạn sự khác biệt khi thưởng thức.

Nguyên liệu:
Thịt vai heo rừng 300g, (chao đỏ 1 miếng - đậu phụng nên men), sả 2 cây, hành tím 4 củ, tỏi 1 củ nhỏ, đường 20g, dầu ăn 1 muỗng canh, vừng trắng 20g, lạc 30g, ớt bằm 1/2 muỗng cà phê.

Thực hiện:
Thịt vai lợn rừng thái miếng mỏng vừa ăn. Sả cây, hành tỏi băm nhuyễn. Trộn tất cả hỗn hợp gồm: Chao đỏ, sả bằm, tỏi, hành tím, ớt bằm, vừng, dầu ăn, đường trong tô rồi cho thịt lợn rừng đã thái vào ướp khoảng 5 phút. Sau đó vớt ra và trải đều lên vỉ nướng khoảng 5-7 phút là được. Bày ra đĩa và rắc lạc đã rang chín, tẩy vỏ lên trên.

Thưởng thức:
Món này chấm chao và ăn kèm cùng các loại rau thơm. Nên ăn nóng để thịt mềm không bị cứng và có hương vị thơm, đậm đà của các loại gia vị.

5. MÓN LỢN RỪNG NẤU GIẢ CẦY (NẤU NHỰA MẬN):
 Nguyên liệu: 1 kg thịt bụng (ba chỉ) rửa sạch, để cho ráo nước, thái quân cờ; 3 muỗng tiết; đậu tượng 300g; 5 củ sả băm nhỏ; 1 củ riềng giã nhỏ; vài quả ớt; mắm tôm, mẻ chua, đường, tiêu xay.
Thực hiện: Cho riềng, sả, đậu tương rang xay nhỏ, mẻ, tiết, mắm tôm, ớt băn nhỏ, bột ngọt vào thịt, thêm một muỗng muối tinh, sau đó trộn đều với nhau. Ướp thịt lợn trong khoảng 30 phút.
- Cho thịt đã ướp vào nồi, đun nhỏ lửa, đảo đều. Khi nồi thịt đã khô, cho một chút rượu trắng vào đảo đều, sau đó đổ nước luộc thịt vào nồi nhựa mận, đổ thừa trên mặt thịt 1 đốt ngón tay. Đun chừng 1 tiếng thì nước và thịt sẽ dẻo và keo lại là được. Món này cần ăn nóng, vì thế phải tính thời gian cho sát.
Cũng như các món nhựa mận nói chung, Món lợn rừng nấu nhựa mận phải ăn kèm với các loại rau thơm như: húng chó, ngổ, mùi tàu... Ăn nóng kèm bún tươi, hoặc cơm khi ăn chỉ chan nước vừa đủ ướt bún.

 6. LỢN RỪNG XÀO LĂN:
Nguyên liệu:
- Thịt thăn, bột cà ri hoặc ngũ vị hương, chung với vị mặn (muối, mắm, hoặc dầu hào, sả băm nhỏ, vừng, ớt xanh hoặc hành tây, nấm mèo, nước cốt dừa, lá tranh.
Thực hiện:
Thịt thăn thái vừa phải, trộn đều với các gia vị: bột cà ri, dầu hào, sả, vừng, ướp 15 phút. Đun nóng dầu ăn rồi bỏ thịt lợn rừng ướp vào xào, đảo cho thấm gia vị, cho tiếp nước dùng vào chảo. Nêm chút hạt nêm cho vừa ăn, giảm nửa cho thịt mềm. Sau đó cho ớt xanh (hành tây), nấm mèo, nước cốt dừa vào đảo đều cho tất cả nguyên liệu thấm gia vị, chiên lá tranh vừa giòn trộn vào là được. Món này ăn nóng với cơm sẽ rất ngon.
 
 7. LỢN RỪNG XÀO HÀNH ỚT:
Nguyên liệu:
- 300 gram lợn rừng, 1 củ hành tây, 1 quả ớt chuông, Hành khô, hành hoa, gia vị, dầu hào, hạt tiêu, xì dầu, ớt, Giấm gạo
Cách làm:
Thịt lợn tẩy giấm, thái miếng vừa ăn rồi tẩm ướp với chút dầu hào. Phi hành khô cùng dầu ăn rồi cho thịt vào xào cho thật săn. Nêm nếm chút gia vị. Trút ra đĩa. Đổ tiếp xíu dầu rồi cho ớt chuông và hành tây thái vào (trần qua ớt chuông với nước sôi cho bớt hăng. Đảo thật nhanh. Tiếp theo cho thịt đã xào vào, nêm thêm gia vị cho vừa ăn rồi cho chút hành hoa vào cho thơm, cho ra đĩa với chút hạt tiêu. Sau đó ăn nóng với cơm ngon tuyệt. Thích có thể lấy 1 bát nước tương với ớt ăn kèm.

 8. GỎI LỢN RỪNG:
Nguyên liệu:­­­­­ 
500g thịt lợn rừng, 150g sả bào, một củ cà rốt, một củ hành tây, ngò gai (nếu có), củ hành tím 200g, hai trái cà chua, 30g tỏi, 250g chanh, lạc rang, nước mắm ngon, dầu ăn, gia vị, rau xà lách, húng lủi.
Thực hiện:
- Thịt lợn rừng rửa sạch bằng giấm, để ráo, xắt lát mỏng. Cà rốt bào sợi, hành tây, hành tím lột vỏ, bào mỏng. Ngò gai xắt khúc; tỏi băm nhuyễn; cà chua tỉa hoa; chanh vắt lấy nước.
- Bắc chảo dầu nóng, cho tỏi vào phi thơm, cho thịt lợn vào đảo đều nhanh tay, cho vào ít tiêu bột, hạt nêm, nhắc xuống.
- Trộn tất cả nguyên liệu vào nước cốt chanh, nêm vào ít đường, nước mắm ngon, tỏi phi, để 15 phút cho ngấm.
- Xếp hoa tỉa từ cà chua và xà lách, cho gỏi vào giữa cho đẹp, trang trí thêm ít lá húng lủi.
 
9. LỢN RỪNG KHO NGŨ VỊ HƯƠNG:
Để làm món thịt kho nên dùng thịt ba chỉ. Thịt kho ngũ vị hương có mùi thơm đặc trưng của loại gia vị tổng hợp này. Từng miếng thịt ngấm gia vị thơm lừng. Khi kho bỏ thêm 1 cái hoa hồi nữa để mùi thơm hoa hồi trội hẳn lên, thơm lừng.
Nguyên Liệu:
150g thịt ba chỉ, 1/2 muỗng cafe nước  mắm,1/8 muỗng cafe tiêu,1/2 gói ngũ vị hương, 1 muỗng canh rượu gạo,
Thực hiện: 
Thịt ba chỉ rửa sạch với giấm, thái miếng dày. Ướp thịt với tất cả các nguyên liệu còn lại khoảng 30 phút trong nồi nhỏ. Để lửa kho liu riu đến khi cạn nước là có thể thưởng thức được rồi.

10. MÓN LÒNG LỢN RỪNG NƯỚNG: 
Nguyên liệu:
1kg lòng non, tiêu, đường, ngũ vị hương.
Thực hiện:
– Làm sạch bằng cách rửa với muối hoặc chanh, giấm, sau khi làm sạch, bắc nồi nước đun thật sôi rồi chụng sơ qua khoảng 2p vớt ra ngâm nước lạnh.
– cắt ra thành từng miếng vừa miệng. Cho ngũ vị hương vào đảo đều, cho 2 muỗng tiêu (nhớ là tiêu say đừng nhiễn quá). Cho 3 muỗng caffe đường đảo đều để 30 phút rồi nướng, chấm với tương ớt thì tuyệt vời, món này dùng với bia dể giải khát.
 
11. MÓN DỒI LỢN RỪNG NƯỚNG:
Nguyên liệu:
Ruột non, phổi, tiết, mỡ lá, đậu xanh 0,200kg, nước mắm 0,020 lít, Mẻ 0,050kg, riềng 0,100kg, hành hoa 0,200kg, lạc nhân 0,200kg, hành khô 0,050kg, mắm tôm 0,050kg; rau húng chó, lá ớt.
Thực  hiện:
Riềng gọt vỏ, giã nhỏ vắt lấy nước. Mẻ, mắm tôm nghiền nhỏ, vắt lấy nước. Lạc rang bỏ vỏ, giã nhỏ. Đậu xanh ngâm nước, bỏ vỏ giã nhỏ. Các loại rau làm sạch, để ráo nước, băm nhỏ. Hành khô bóc vỏ băm nhỏ. Phổi mỡ băm nhỏ ướp nước riềng, mẻ mắm tôm, tiết loãng, trộn đều cùng các thứ rau, đỗ xanh, lạc rang để ngấm. Ruột non làm sạch buộc hai đầu lại, rồi nhồi hỗn hợp trên vào, buộc kỹ rồi cho vào nồi xáo luộc chín (quá trình luộc không tiêm vào dồi vì sẽ làm mất hết nước ngọt) vớt ra để ráo nước. Mỡ lá rán lấy nước. Cuốn dồi vào ống tre to, nướng trên bếp than hoa đã quạt hồng. Trong quá trình nướng lấy lông gà sạch quét mỡ vào dồi. Khi dồi vàng đều lấy ra để nguội, thái miếng bày vào đĩa, ăn kèm với bánh đa nướng, riềng lát mỏng, các loại rau thơm chấm mắm ớt.
 
12. MÓN LÒNG LỢN LUỘC:
Để làm bao tử, lòng lợn nhanh sạch: Bao tử, lòng lợn lộn trái, lấy hết màng mỡ, sau đó cho một nắm bột mì trộn chút muối vào bóp kỹ, rửa lại bằng nước. Cuối cùng dùng chanh chà xát để những gì còn sót lại sẽ ra hết, rồi xả nước thật mạnh. Với cách này ruột, bao tử lợn vừa sạch và trắng.

Luộc bao tử, lòng lợn trắng và giòn: 
Đừng cho bao tử, lòng lợn vào nồi khi nước chưa thật sôi. Trước tiên cho một chút phèn chua vào nồi nước luộc. Khi luộc phải để bao tử, lòng lợn ngập nước. Vớt bao tử, lòng lợn ra thả vào chậu nước lạnh có pha vài giọt chanh. Làm như thế đảm bảo ruột, bao tử lợn vừa trắng vừa giòn.
 
Liên hệ đặt thịt lợn rừng: Hằng 0985174487

Bí quyết nấu món ngon từ thịt lợn

Thịt heo: Nguyên liệu của nhiều món ăn ngon

Sở dĩ loài thịt này được ưa chuộng như thế là do chúng dễ ăn, dễ chế biến theo nhiều cách như nướng, luộc, kho, chiên hay xào, làm chà bông…

Chỉ cần thêm ít hạt nêm, nước mắm, đường và tiêu là đã có ngay món thịt kho hấp dẫn cho bữa cơm ngày thường. Vào những dịp đặc biệt, bạn có thể chiêu đãi gia đình, bạn bè những món cầu kỳ hơn như thịt heo hầm rượu đỏ, thịt heo giả cầy…

Bên cạnh đó, thịt heo thích hợp với khẩu vị của hầu hết mọi người từ người già đến trẻ nhỏ, người khỏe đến người ốm. Phụ nữ sau khi sinh em bé chọn cách tẩm bổ cho lợi sữa bằng chân giò hầm đu đủ xanh. Những người lớn tuổi thường thích một bát cháo thịt băm vào những ngày trở trời…

Thịt heo rang khoai tây


Đặc biệt, đây là một trong những loại thịt được xem là “lành tính” nên hầu như không gây dị ứng cho người dùng. Chinh phục mọi người nhờ vị ngon và sự bổ dưỡng.

Để chuẩn bị món ăn cho bữa cơm hàng ngày, chúng ta dùng thịt đùi, thân, sườn non…

Dịp nào hơi đặc biệt, chúng ta có những món như phá lấu bao tử ăn kèm với bánh mì, đuôi heo ngũ vị hay một đĩa gan, cật cháy tiêu xanh và tỏi thơm lừng để thay đổi khẩu vị…

Điều đó có nghĩa là tất cả các bộ phận của con heo đều được sử dụng, từ thịt, sườn đến ngũ tạng. Thế mới biết thịt heo được yêu thích như thế nào!

Chọn thịt cho món ăn ngon

Không phải ai cũng biết phân biệt và chọn đúng phần thịt thích hợp khi chế biến các món ăn. Rất đơn giản, hãy nhìn vào họa đồ bên dưới:

Sơ đồ thịt heo

                                                      Sơ đồ thịt heo, thịt lợn

1. Thịt vai: Thích hợp để luộc, thái lát hay sợi để trộn gỏi, xào mì vì chúng mềm và ít mỡ.
 2. Đùi trước: Luộc nguyên đùi để cúng hay bày cỗ. Có thể rút xương luộc, thái khoanh cuộn bánh đa nem.
 3. Chân giò: Dùng để hầm canh với củ quả như đu đủ, củ sen. Cũng có thể dùng cho món canh, bún, cháo…
 4. Mỡ lưng: Dùng để thắng tép mỡ, mỡ nước để làm món mỡ hành hay cho vào thịt kho, cá kho…
 5. Thăn chuột: Thích hợp chế biến món ăn cho trẻ em, người lớn tuổi vì thịt mềm ít mỡ.
 6. Sườn non: Ngon nhất là nướng BBQ. Ngoài ra còn có thể hầm súp, ram mặn, kho.
 7. Ba rọi: Có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như chiên, kho tàu, ram mặn, xào…
 8. Đùi sau: Không thể thiếu khi nấu món thịt kho tàu, kho măng. Nấu bánh canh, thịt đông, luộc…

Vài lưu ý khi chọn mua thịt

- Chọn mua thịt có màu hồng tươi, không dính khi dùng đầu ngón tay ấn vào và thịt có tính đàn hồi cao, ngửi không thấy mùi.
- Không chọn thịt heo già (heo sề) vì sau khi chế biến món ăn sẽ bị khô hoặc bở. Đặc điểm của loại thịt này là da dày và thô.
- Tuyệt đối không mua loại thịt có màu đỏ bầm hay màu hơi thâm đen, mỡ có màu đỏ ối, các mạch máu nổi lên, tụ máu và có máu đỏ tía, da có hiện tượng lốm đốm… Vì đó có thể là thịt nhiễm bệnh, rất nguy hiểm cho sức khỏe. Chỉ nên mua thịt rõ nguồn gốc, được kiểm dịch tại các chợ, siệu thị.

Bảo quản thịt

- Khi mua thịt về mà chưa dùng ngay, có thể rửa sạch, để ráo, dùng khăn sạch lau cho khô, gói vào giấy sạch và cho vào ngăn chứa thịt trong tủ lạnh. Tuy nhiên, nên sử dụng thịt trong ngày để đảm bảo thịt được tươi.

- Nếu muốn bảo quản trong thời gian lâu, cho thịt vào ngăn giữ đông. Nhưng không nên trữ trong thời gian quá dài vì thịt sẽ mất đi nhiều dưỡng chất. Nên chia thịt thành nhiều phần nhỏ để sử dụng hợp lý và dễ dàng hơn.

Chế biến

- Với thịt đông lạnh, trước khi chế biến nên ngâm trong nước muối pha nhạt. Cách này giúp rã đông nhanh và giữ được độ tươi ngon của thịt, giảm thiểu sự tổn hao chất dinh dưỡng.
- Khi chiên thịt, nên dùng nhiều dầu ăn cùng với lửa để thịt chín đều bên trong và vàng giòn bên ngoài.
- Món canh, hầm sẽ ngon hơn và tiết ra nhiều chất ngọt nếu nấu với lửa nhỏ hoặc dùng nồi áp suất.
- Thịt xào sẽ chín mềm và đậm đà khi bạn ướp thịt với hạt nêm rồi xào nhanh trên lửa lớn.
- Món thịt nướng vẫn mềm mà không khô nếu trong lúc nướng ta phết phần nước ướp lên thịt cho đến khi chín vàng.
- Thêm ít hạt nêm và vài tép tỏi vào nồi nước luộc thịt sẽ giúp thịt có hương vị thơm ngon.

Bí quyết sử dụng gia vị cơ bản

Gia vị

                                                                    Gia vị căn bản

Nước mắm: Không thể thiếu trong món kho, ram. Dùng để ăn sống cùng cá, pha chua ngọt chấm chả giò… Khi mua, chọn nước mắm có độ đạm cao, màu nâu vàng sóng sánh, hương thơm tự nhiên.                  

Tương ớt: Tăng hương vị và làm món nướng, chiên như mực nướng, cánh gà chiên… hấp dẫn hơn. Ngoài ra, tương ớt còn dùng để ướp, làm gia vị cho món xào, tạo vị cay độc đáo cho món canh chua, lẩu cay.

Nước tương: Thường dùng để chấm hay ướp thức ăn, làm gia vị cho các món xào… Khi nấu những món có nước tương, không nên cho nhiều hay nấu quá lâu vì sẽ tạo vị chua và làm thức ăn bị đen.

Tiêu: Loại gia vị phổ biến trong các món ăn Việt Nam. Chúng mang đến hương thơm nồng kích thích khẩu vị. Nên cho vào sau cùng, khi đã tắt bếp để giữ hương thơm đặc trưng của loại gia vị này.

Đường: Mang đến vị ngọt, điều chỉnh khẩu vị cho các món ăn như gỏi, canh chua, thịt ram… Tuy nhiên chỉ nên sử dụng một lượng vừa phải. Món ăn sẽ không ngon vì hương vị sẽ giảm đi đáng kể nếu cho quá nhiều đường.

Liên hệ đặt thịt lợn rừng: Ms Hằng 0985174487

Cách đơn giản chế biến thịt lợn rừng hấp sả

 Nguyên liệu:

Thịt Lợn rừng (vai hoặc mông) 0,5kg – dành cho 4 người ăn.
- 05 củ sả, dầu hào, nước cốt dừa, hạt nêm, hạt dổi,rau mùi, cà rốt, ớt.

Thực hiện:
 
- Thịt lợn rừng rửa sạch, ướp cùng hạt dổi, dầu hào, hạt nêm và sả đã được băm nhỏ trong vòng 1 đến 2 tiếng.
- Cho lên chõ hấp khoảng 30 phút.
- Sau khi hấp, để thịt thật nguội rồi thái lát mỏng, bày thịt ra đĩa cùng cà rốt, rau mùi và ớt tỉa. Thịt hấp được chấm với muối trắng và hạt dổi. Cũng có thể chấm với tương bần hoặc mắm nguyên chất. Một số nơi dùng mẻ chưng làm nước chấm cùng.
 
Món ăn Lợn Rừng hấp sả yêu cầu sau khi chế biến là miếng thịt phải trắng đều, không dai, giữ được hương vị thơm ngon.
 
 
 
 
Chúc các bạn  ăn thật ngon miệng nhé!
 
Liên hệ đặt hàng: Chị Hằng 0985174487
 

Thích thú món heo rừng nấu mướp

Món này khiến người ăn có cảm giác lạ và ngon miệng, bụng no mà vẫn còn thèm.

Vào những ngày vía Bà tháng Tư, khách hành hương và du lịch có dịp đổ về Long Xuyên, Châu Đốc và vùng Bảy Núi (An Giang) có thể tìm đến các nhà hàng đặc sản để thưởng thức nhiều món ngon bổ dưỡng như cúc nướng, ếch nướng, bò nướng lá trúc, gà nấu lá trúc, bò xào lá giang…và hấp dẫn nhất là heo rừng nấu mướp.

Thích thú món heo rừng nấu mướp - 1
Thịt heo rừng nấu mướp

Xin yên tâm, nếu bạn là người có ý thức bảo vệ động vật hoang dã, bởi hiện nay, tại hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, có khá nhiều trại nuôi heo rừng lấy thịt chứ không săn bắt trong rừng nên món ăn này đã trở thành phổ biến ở vùng Bảy Núi.
Thịt heo rừng nấu mướp được ‘biến tấu’ theo kiểu cách heo giả cầy. Về cách nấu cũng có đủ các loại gia vị cơ bản như tương hột, sả, ớt, nước cốt dừa, đậu phộng rang… nhưng đặc biệt có thêm trái mướp, giúp cho món ăn trở nên ngọt ngào, tươi mát, mùi vị đặc trưng.

Bếp trưởng của một quán ăn tại thị trấn Tịnh Biên cho biết cách chế biến thịt heo rừng, dù là nướng chao, nướng xiên, xào lăn, giả cầy hay nấu mướp đều khá cầu kỳ. Trước hết các đầu bếp phải chọn cho được thịt thật tươi, đủ nạc, ba rọi, da, tai heo và cả giò rồi xắt nhỏ thành miếng vuông, xong ướp với tương hột, sả, ớt, hành củ, đại hồi, tiểu hồi cho thấm. Tất cả cho vào chảo lớn, xào cho thịt săn lại.


Thích thú món heo rừng nấu mướp - 2
Lá và trái trúc dùng làm gia vị cho các món nấu trên vùng Bảy Núi.

Trước khi nấu mướp, đầu bếp xếp đều dưới đáy nồi một lớp mướp non tươi được cắt thành khoanh mỏng rồi cho thịt lên trên, đổ nước cốt dừa vào nấu cho đến khi sôi, thịt bốc mùi thơm phức là dùng được. Trước khi ăn, các tay thợ nấu không quên rắc đậu phộng rang và rải đều lên thịt một lớp lá trúc xắt sợi. Lá trúc là một loại lá rừng mà chủ quán cho là bí quyết của các món giả cầy, giúp cho mùi vị tăng thêm độ nồng, thơm, mang đến sự khác biệt khi thưởng thức.
Thịt heo rừng phối hợp với nước cốt dừa, mướp, đậu phộng và hương thơm của lá trúc sẽ giúp cho mùi vị trở nên thơm, ngon, béo, cay, nồng, nhất là da heo vừa dai, vừa giòn khiến cho món ăn trở nên đậm đà thi vị, giúp người ăn có cảm giác lạ và ngon miệng, bụng no vẫn còn thèm ăn.

Món heo rừng nấu mướp vừa là món lai rai thư giãn cuối tuần, vừa là món ăn chính trong bữa cơm gia đình hoặc tiệc tùng. Món nầy cũng có thể ăn kèm với bánh mì, chấm nước mắm sả ớt chua, cay, càng ăn càng cảm thấy ngon miệng nhờ kích thích vị giác.


Liên hệ đặt hàng thịt lợn rừng: Ms Hằng 0985174487

Thơm nức mũi heo rừng xào lăn

Bạn hãy trổ tài làm món heo rừng xào lăn thơm ngon, mềm ngọt chắc chắn cả nhà sẽ tâm đắc cho mà xem.

Nguyên liệu: 

- 300g heo rừng
- 4 tai nấm mèo
- 1 củ cà rốt, tỉa hoa
- 1 củ hành tây
- 30g miến
- 1/2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê bột cà ri
- 1 chén nước cốt dừa
- Đậu phộng, rau ngò om, rau ngò gai, đầu hành, ớt sừng, sả, 1 muỗng cà phê tỏi băm

Thơm nức mũi heo rừng xào lăn - 1

Các bước thực hiện: 

- Nấm mèo ngâm nở, cắt nhỏ. Miến ngâm nở. Hành tây cắt múi
- Cà rốt gọt vỏ, tỉa hoa, cắt mỏng
- Đậu phụng rang thơm
- Rau ngò om, ngò gai rửa sạch, cắt khúc khoảng 2cm 
- Ớt, sả và đầu hành rửa sạch, cắt xéo
- Thịt heo cắt mỏng, ướp với muối, đường, tỏi, cà ri cho thấm.
- Bắc chảo nóng, đổ dầu ăn vào đun sôi, cho tỏi vào phi thơm. Kế đến, cho thịt vào xào thơm, hạ lửa cho nước dùng vào nấu đến lúc mềm.
- Cho củ hành, cà rốt, sả, ớt, miến, nấm mèo, nước cốt dừa vào nấu vừa sánh. Nêm lại cho vừa ăn. 
- Cho ra dĩa, rắc đậu phộng, rau om, rau ngò gai và ớt cắt lát lên mặt.
Heo rừng xào lăn ăn nóng với bánh mì và nước tương. 

Chúc các bạn thành công với món ăn này nhé!

Liên hệ đặt thịt lợn rừng: chị Hằng 0985174487

Chuyên bán thịt lợn rừng

Chuyên bán thịt lợn rừng nuôi thả rộng tại các trang trại rộng ở các vùng núi phía Bắc ; lợn đảm bảo sạch và chất lượng chỉ ăn các loại rau, củ, quả và thức ăn tự nhiên tại đây.



- Cả con: loại trên 45kg là 180.000 đ/kg
- Cả con: loại dưới 20 - 40kg là 190.000 đ/kg
- Mua lẻ: thịt thăn, mông, ba chỉ ... là : 210.000 đ/kg mua < 10kg và 190.000 đ/kg mua >10kg

Đặc biệt trong dịp Tết: 


- Miễn phí giao hàng tận nơi.
- Bao bì sản phẩm đẹp và Kèm theo hướng dẫn món ăn chế biến từ thịt lợn rừng.
- Kèm theo các loại gia vị cần thiết để chế biến như giềng, xả, lá móc mật,...
- Hỗ trợ giới thiệu đầu bếp chuyên nấu các món ăn về lợn rừng (nếu cần).

Điện thoại liên hệ để được tư vấn thêm: Chi Hằng: 0985174487

Thịt heo rừng nướng





Từng lát thịt heo rừng được nướng chín vàng trên bếp than hồng, hương thơm của món ăn lan tỏa trong gió thơm nức thật hấp dẫn.

Trong cái lạnh của chiều mưa tp.hcm, được quây quần bên bếp than hồng với bạn bè, vừa rôm rả chuyện trò vừa thưởng thức từng miếng thịt heo rừng nướng chín vàng thơm nức thì không còn gì hạnh phúc bằng.
Thịt heo rừng nướng là món ăn dân dã, dễ chế biến và ngon miệng.
Thịt heo rừng nướng là món ăn dân dã, dễ chế biến và được nhiều người ưa thích.
Có rất nhiều món ăn ngon được chế biến từ thịt heo rừng như: heo rừng nướng muối ớt, nướng mọi, xào lăn, giả cầy... Nhưng món được nhiều người thích là thịt heo rừng nướng ăn kèm với muối ớt xanh. Cái hương thơm của món ăn có sức hấp dẫn rất lạ mà bạn không thể cưỡng lại được.
Chế biến món ăn này rất đơn giản, quan trọng là bạn phải tẩm ướp gia vị để món ăn vừa thấm vừa đậm đà lại rất ngon miệng. Thịt heo rừng làm sạch lông, thái miếng mỏng vừa ăn. Sả cây, hành tỏi băm nhuyễn. Ướp đều thịt heo với sả bằm, tỏi, hành tím, ớt bằm, mè, dầu ăn, đường... trong khoảng 5 đến 10 phút cho món ăn được thấm gia vị.
Từng lát thịt heo được nướng chín vàng tỏa mùi thơm nức.
Từng lát thịt heo được nướng chín vàng tỏa mùi thơm nức. 
Đặt vỉ nướng lên bếp than hồng, gắp từng lát thịt heo đặt lên vỉ nướng chín. Bạn cần lưu ý là thịt heo rừng ít mỡ nhưng lại có lớp da dày. Vì vậy trong quá trình nướng, cần phải trở thịt thường xuyên để phần thịt được chín đều, phần da chín giòn thơm ngon. Thịt heo rừng nướng chín phải ăn liền để không bị cứng và có hương vị thơm ngon.
Chén muối ớt xanh làm cho món ăn trở nên đậm đà và ngon miệng.
Chén muối ớt xanh làm cho món ăn trở nên đậm đà và ngon miệng.

Thịt heo rừng nướng chín  ăn kèm với muối ớt xanh. Không phải loại muối bột dùng để nêm, mà loại muối hạt được giã nhỏ với ớt xanh, ăn có vị mặn đậm đà, thơm và cay. Gắp một lát thịt nướng, chấm vào chén muối ớt xanh. Cái vị ngọt tự nhiên của thịt hòa trong cái đậm đà của muối ớt xanh, lớp da heo ăn có vị giòn sần sật rất thú vị và ngon miệng.
Nếu có dịp ghé về phố núi Pleiku, bạn đừng bỏ qua cơ hội được thưởng thức món ăn dân dã nhưng rất thơm ngon này.
Hiện tại các bạn đang ở Hà Nội muốn mua thịt heo rừng về nhà chế biến thì vui lòng liên hệ qua hotline: 0985174487 (c. Hằng) để đặt hàng.

Mâm lợn mường đủ món



Lợn rừng sau khi mổ, thui rơm vàng, chế biến thành đầy đủ các món


Một mâm lợn rừng cho 6 người ăn, đầy đủ các món gồm:

1. Chả mắc mật
2. Lợn hấp lá dân tộc
3. Lợn xào lăn
4. Rựa mận
5. Lòng lợn hấp
6. Canh xáo măng
7. Tiết canh ( có thể thay bằng chả lá bưởi )
8. Cơm lam
9 Rau rừng đồ
10. Bún 

Giá: 700.000đ/mâm

Tết này, thịt heo rừng lên… mâm

Tết Nguyên đán năm nay, với những cách tính toán hơn thiệt khác nhau, nhiều bà nội trợ đã tính tới chuyện chọn thịt heo rừng thay thế cho heo nuôi (gia súc thông thường) cho gian bếp nhà mình trong mấy ngày tết.

Các món chế biến từ heo rừng thường chỉ khoái khẩu đối với dân nhậu. Nhưng tết Nguyên đán năm nay, với những cách tính toán hơn thiệt khác nhau, nhiều bà nội trợ  đã tính tới chuyện chọn thịt heo rừng thay thế cho heo nuôi (gia súc thông thường) cho gian bếp nhà mình trong mấy ngày tết.

Nuôi heo rừng ở đồng bằng sông Cửu Long.

Sự lựa chọn "khôn ngoan"!

Dù giá heo rừng hơi cao gấp 3 - 4 lần giá heo nuôi thông thường, nhưng chỉ cần có mức thu nhập trung bình là người tiêu dùng có thể chọn mua. Chị Đồng Bích Thủy ở phường An Bình (TP Cần Thơ) lý giải, do thịt heo (gia súc) ăn cả năm đã chán rồi, nên thịt heo rừng là cách lựa chọn tốt nhất cho tết này. Còn ông Lê Hoàng Trung, ở quận Cái Răng (TP Cần Thơ) cho rằng, thịt heo chợ không biết có đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hay không, trong khi, heo rừng được nuôi bằng nguồn thức ăn toàn rau, củ nên chất lượng thịt bảo đảm sạch. Do vậy, theo ông Trung, nếu tốn tiền gấp ba lần, nhưng mua được sự an toàn cho thực phẩm gia đình mình trong mấy ngày tết, thì cũng nên ăn thịt heo rừng.

Ông Nguyễn Thanh Tâm, nhà vườn ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng) so sánh, mua con heo (gia súc) về làm thịt để ăn tết, giá hiện tại cũng phải tốn 4,5 - 5 triệu đồng/tạ, nhưng nếu mua con heo rừng khoảng 20 - 25kg, sẽ tốn ít tiền hơn mua một tạ heo đôi chút. Những người ít tiền cũng có thể cùng góp tiền lại mua một con heo rừng trên 40kg, với giá khoảng 130.000 đồng/kg. Còn bà Phan Yến Nhi ở Vĩnh Long lại so sánh khác: nếu mua một con heo sữa quay trong siêu thị cũng mất hơn triệu đồng, nhưng thịt không ngon, trong khi đó, nếu mua nguyên con heo rừng đem về ăn tết vẫn ngon hơn vì thịt heo rừng ăn đỡ ngán do không có mỡ.

Heo rừng lên hương

Nếu như vài năm trước, ở miền Tây Nam bộ rộ lên phong trào nuôi heo rừng, kinh doanh con giống, nhưng thịt heo thương phẩm vẫn không tìm được đầu ra. Tuy nhiên, qua ghi nhận tại một số trang trại nuôi heo rừng ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, lượng heo rừng là heo thịt được khách hàng đặt mua trong dịp tết Giáp Ngọ đã bắt đầu tăng từ đầu tháng chạp (âm lịch) năm Quý Tỵ.

Ông Trần Văn Năm, chủ trang trại nuôi heo rừng ở ấp Suối Lớn, xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc (Kiên Giang) cho biết lượng heo tết theo đặt hàng hiện đã tăng 10 - 15% so ngày thường. Trong khi đó, ông Nguyễn Hoàng Thanh, chủ trang trại nuôi heo rừng ở xã Bình Thành, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) cho biết trang trại của ông chỉ có 40 con heo rừng, nhưng đến nay, khách đã đặt hàng bắt heo vào dịp tết này khoảng 20 con. Theo ông Năm, mấy năm nay, trang trại heo rừng của ông chỉ tập trung kinh doanh con giống, nhưng đến tết năm nay, nhu cầu tiêu thụ thịt heo rừng lại tăng bất ngờ khiến cho những người nuôi heo rừng với quy mô nhỏ trở tay không kịp.

Hiện nay, giá heo rừng cỡ dưới 12kg/con khoảng 180.000 - 200.000 đồng/kg, khá "vừa ăn" đối với hộ gia đình trung lưu có ít nhân khẩu, nhưng lại "hơi cứng" đối với túi tiền của người dân nông thôn. Thông thường, người ăn thịt heo rừng thích chọn heo có trọng lượng từ 20 - 25kg/con, giá bán lẻ 170.000 đồng/kg. Nhưng người tiêu dùng còn có một lựa chọn khác khi có nhóm khách hàng cùng mua số lượng lớn có thể giá sẽ giảm xuống còn 150.000 đồng/kg. Để khuyến mãi cho khách hàng mua heo rừng về ăn tết, chủ trang trại còn kết hợp với các đơn vị giết mổ để làm dịch vụ miễn phí cho khách hàng.

Heo rừng được nuôi bằng nguồn thức ăn là các loại rau củ, tránh các loại thực phẩm có chất béo lại còn được nuôi trong môi trường thiếu nước uống nên tăng trọng rất chậm. "Thịt chắc, ít mỡ, đảm bảo không có bất cứ loại hóa chất nào tồn lưu trong sản phẩm thịt… là những ưu điểm không thể so sánh khi đề cập tới các sản phẩm thịt gia súc bày bán ở chợ", ông Nguyễn Hoàng Thanh cam đoan.

Giá heo hơi sẽ tăng từ nay đến tết

Theo kết quả điều tra đầu quý 3/2013 của tổng cục Thống kê, cả nước có 26,3 triệu con heo bằng 99,1% so với năm 2012, nhưng sản lượng heo xuất chuồng tăng 2,1% so cùng kỳ năm trước. Số liệu này cho thấy tổng đàn heo nuôi đang tiếp tục giảm. Trong nửa đầu năm 2013, do giá heo hơi giảm, giá thức ăn chăn nuôi tăng, nên người nuôi bị lỗ liên tục, làm hạn chế việc đầu tư mở rộng quy mô đàn nuôi. Giá heo hơi bắt đầu tăng trở lại từ đầu tháng 7.2013, người nuôi đón giá thị trường tết đã lần lượt tái đàn. Hiện tại, giá heo hơi đang ở mức 45.000 - 50.000 đồng/tạ (tùy nơi) và có nhiều dự báo sẽ tiếp tục tăng từ nay đến tết.

Liên hệ

Bán thịt lợn rừng . Chúng tôi đang tiến hành cung cấp thịt lợn rừng cho các nhà hàng, khách sạn, cho các hộ gia đình phục vụ nhu cầu liên hoan, hội nghị, sinh nhật…, có giá ưu đãi cho khách hàng lấy với số lượng lớn và lâu dài, Đảm bảo uy tín, chất lượng.


Thịt Lợn rừng vốn được xem là đặc sản, rất được mọi người ưa chuộng vì thịt Lợn rừng săn chắc nhờ vận động liên tục, Lợn rừng được hấp thụ những chất bổ dưỡng từ nguồn thức ăn là cây cỏ tự nhiên nên thịt Lợn rừng nhiều nạc nhưng rất mềm, rất ít mỡ, lớp da dày nhưng rất giòn, không cứng như thịt Lợn nhà. Thịt Lợn rừng rất ngọt, thơm, hàm lượng cholerteron thấp, được thực khách rất ưa chuộng.

Do số lượng lợn rừng hoang dã đã thuyên giảm do dân bản săn bắt, với mong muốn mang hương vị núi rừng đến với quý vị, chúng tôi đang tiến hành nuôi thả tự nhiên và chỉ cho ăn them những thức ăn rau cỏ củ quả… vì vậy chất lượng thịt không thua kém gì lợn rừng.

Giá bán niêm yết
Liên Hệ - Hằng : 098574487

Chọn mua đúng thịt lợn rừng

(Trí Việt 24h) - Rất khó để phân biệt thịt lợn rừng chuẩn và thịt các loại lợn khác, bởi vì hiện nay có khá nhiều giống lợn được lai ghép với lợn rừng. Hơn nữa vì thịt lợn rừng có giá bán cao nên nhiều người bán hàng đã làm giả, hoặc lừa những khách hàng không sành sỏi bằng các loại thịt thông thường.
Để tránh việc bị “lừa” khi đi chợ mua thịt lợn rừng, mình sẽ chia sẻ với các mẹ một vài bí quyết để phân biệt. Thịt lợn rừng có da khá dày và cứng, lớp thịt nạc gần như gắn liền vào da bằng một lớp màng mỏng do lớp mỡ ở giữa cực ít hoặc không có. Da của lợn rừng sần sùi chứ không bóng như da của lợn nhà hay lợn lai. Ở lỗ chân lông của lợn rừng thường có ba sợi lông mọc chụm vào một chỗ. Thịt lợn rừng có màu nhạt hơn chứ không đỏ như thịt lợn nhà và có mùi hôi khá đặc trưng.
Lợn rừng chuẩn được nuôi thả rong, tức là người dân chỉ cho ăn rau, ngô, khoai, sắn… vào buổi sáng, còn ban ngày chúng tự tìm kiếm thức ăn trên đồi. Vì đặc điểm này nên thịt lợn rừng rất ngọt và thơm so với thịt lợn nuôi. Nấu kiểu gì thì thịt cũng rất ngọt. Bì thịt lợn rừng phải nấu trong vòng 15 – 25 phút thì mới giòn và ăn được. Chỉ cần ăn thử là lần sau chắc chắn các mẹ sẽ phân biệt được thịt lợn rừng và thịt lợn nhà.
Tuy nhiên các mẹ cũng nên chú ý một chút. Khi mua thịt lợn rừng thì các mẹ nên kiểm tra bằng cách bứt thử lỗ chân lông xem ba cái lông ấy là thật hay giả. Bởi vì hiện nay có một số cơ sở dùng thịt lợn sề để làm giả bằng cách bắn thêm lông vào. Hoặc cũng có một số nơi bán pha lẫn thịt lợn rừng và thịt lợn lửng (lai giữa lợn rừng và lợn nhà). Loại thịt lợn lửng này vẫn có 3 lông chụm lại, nhưng thịt mềm và bì nhão.

Thịt lợn rừng (Ảnh minh họa)
Chúc các mẹ nấu ăn ngon nhé!

Lê Thu (ST)

http://triviet24h.vn/gia-dinh/am-thuc/chon-mua-dung-thit-lon-rung-16978.html